Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Những cặp đôi ngang trái trong Thiên long bát bộ

Những chuyện tình bi đát và ngang trái nhất trong "Thiên long bát bộ" không phải người hâm mộ nào cũng biết rõ tường tận.
Thiên long bát bộ không chỉ được biết đến bởi sự đa dạng của các môn phái võ công, những trận đánh "long trời lở đất" mà cuộc tình của các cặp đôi thanh mai trúc mã cũng khiến người hâm mộ nhớ mãi không quên.
Ngoài những cuộc tình đẹp của Kiều Phong - A Châu, Đoàn Dự - Vương Ngữ Yên, Hư Trúc - Tây Hạ công chúa,có lẽ ít người biết đến tình yêu của các nhân vật khác. Đó là những mối tình đơn phương, tình ngang trái hay tình thù hận... đã điểm xuyết cho đủ các khía cạnh của chữ "Tình" trong tác phẩm của Kim Dung.
Vương Ngữ Yên và Mộ Dung Phục
Đoàn Dự luôn tôn thờ Vương Ngữ Yên như một nàng tiên vô cùng tinh khiết, cao vời. Trong khi Thần tiên tỷ tỷ lại dành tình cảm sâu sắc và chung tình cho anh họ - Mộ Dung Phục. Nàng ngày đêm dốc sức rèn luyện võ công vì biểu ca, thuộc làu mọi kinh sách bí quyết võ công trong thiên hạ với hy vọng giúp Mộ Dung Phục hoàn thiện kỹ năng của mình
Đổi lại là sự lạnh lùng của Mộ Dung Phục dành cho Vương Ngữ Yên, bởi ngay cả khi nàng có ý định tự tử, chàng vẫn tỏ ra thờ ơ như không hề hay biết. Chỉ đến khi có sự kiện kén tuyển phò mã Tây Hạ, Vương Ngữ Yên mới sực tỉnh ngộ.
Ngoài ra, lúc Đoàn Dự bị Mộ Dung Phục đẩy xuống giếng sâu, Vương Ngữ Yên càng thêm thấm thía và nhận ra rằng, biểu ca chưa bao giờ yêu nàng. Chính vì vậy, Vương Ngữ Yên đã quyết gieo mình xuống giếng tự sát cùng công tử Đại Lý Đoàn Dự.
Một người mang sứ mệnh phục quốc như Mộ Dung Phục, rút cục có tình cảm với Thần tiên tỷ tỷ hay không? Điều này từng dấy lên không biết bao cuộc tranh luận của người hâm mộ.
Mộ Dung Phục muốn gần gũi Vương Ngữ Yên chỉ với ý đồ lùng thám cho được 7 trong 8 cuốn Tiểu Vô Tướng Công mà nàng từng ăn cắp được ở Lang Hoàn Ngọc Động tại Mạn Đà Sơn Trang. Thế nhưng, từ những ngày cả hai gần gũi bên nhau có thể nhận thấy, chàng luôn sốt sắng và quan tâm đến sự an nguy của Vương Ngữ Yên.
Một chi tiết khác có thể chứng minh Mộ Dung Phục không phải hoàn toàn lạnh lùng với Thần tiên tỷ tỷ là lần hắn giả mạo võ sĩ Tây Hạ bên Thái Hồ. Khi gặp Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên cùng chạy trốn, Mộ với bề ngoài giả danh đã ôm trầm lấy Vương Ngữ Yên. Vì quá ghen tuông nên hắn đã ra tay ẩu đả với Đoàn Dự
Cách biệt và chua xót ngần ấy năm, trong lòng luôn chất chứa sự tủi hờn nơi Tây Vực, khiến Mộ Dung Phục khôn nguôi nhớ đến cô em họ. Hắn từng quở trách nàng, còn hỏi trái tim nàng rút cục dành cho ai?
Khi công chúa Tây Hạ hỏi Mộ Dung Phục ba câu, hắn từng cảm thán màn trả lời rằng: "Có người đem lòng yêu tôi, nhưng không có người yêu tôi hết lòng". Đó có thể coi như một sự luyến tiếc và xót xa mà Mộ Dung Phục luôn giấu kín trong lòng, nhưng người hâm mộ vẫn nhận thấy ở hắn một thứ tình yêu sâu kín dành cho Vương Ngữ Yên.
Về phía Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự, sau khi sống sót và thổ lộ tình yêu của cả hai dành cho nhau, cặp đôi đã cùng rời khỏi giếng một cách an toàn. Lúc này, Mộ Dung Phục mới nhớ đến tháng ngày bên Vương Ngữ Yên.
Từng đợt sóng lòng trong hắn cứ dâng lên, vỗ dồn dập không nguôi về một thời được sát cánh cùng Thần tiên tỷ tỷ. Dù khoảnh khắc hồi tưởng chỉ diễn ra trong phút chốc, cũng đủ làm lộ rõ tấm chân tình Mộ Dung Phục đang hướng về Vương Ngữ Yên. Từ đó cho thấy, Mộ Dung Phục yêu mến và quan tâm tới Thần tiên tỷ tỷ đến nhường nào. 
Tuy nhiên, tinh thần và ý chí phục quốc trong hắn ngày một mạnh mẽ hơn, đã lấn át và cướp mất tình cảm thuần khiết ban đầu trong con người Mộ Dung Phục, để rồi hắn chỉ biết điên cuồng lao vào giấc mộng phục quốc.
A Bích và Mộ Dung Phục
A Bích là một trong hai hầu gái của Mộ Dung Phục, sống ở Cầm Vận Tiểu Trúc, kế nghiệp Cầm Tiên Kha Quảng Lăng. Nàng có giọng nói mềm mại, tướng mạo diễm lệ, thích mặc màu xanh và giỏi đàn hát.
Trong Thiên long bát bộ, những chi tiết khắc họa về nhân vật A Bích không nhiều, đặc biệt tình tiết nói về chuyện tình giữa A Bích với Mộ Dung Phục lại càng hiếm hơn.
Ví dụ một đoạn trong nguyên tác có đoạn Chung Linh hỏi Đoàn Dự: "Ca ca, ca có nhớ Vương cô nương chứ?". Đoàn Dự trả lời: "Một chút chứ không phải hoàn toàn!". Những fan hâm mộ của tiểu thuyết này đều thừa hiểu, trong lòng Đoàn Dự nghĩ gì, ngoài Vương Ngữ Yên còn có người đẹp A Bích ở Thái Hồ là biết rõ nhất.
A Bích xuất hiện không nhiều, cũng không có gia thế lẫn người ra sinh vào tử như A Châu. Tuy nhiên, cái kết của A Bích lại trở thành khoảnh khắc đẹp nhất của Thiên long bát bộ:
"A Bích mặc bộ áo màu xanh nhạt, cô cầm chiếc bánh đường từ trong giỏ chia cho bọn trẻ và khen đứa nào cũng ngoan, rồi hứa ngày mai lại đến và mang bánh đường cho chúng ăn. Giọng nàng nức nở, từng giọt lệ thánh thót xuống chiếc giỏ".
Đoạn miêu tả trên thực sự khiến nhiều độc giả cũng như khán giả phiên bản Thiên long bát bộ 1997 đều ấn tượng và nhớ mãi. Ngay đến tác giả Kim Dung cũng từng thừa nhận, hai nhân vật nữ ông yêu mến nhất trong số các tác phẩm của mình là Tiểu Chiêu và A Bích.
A Châu và Mộ Dung Phục
Nếu để Mộ Dung Phục và A Châu yêu nhau, chắc chắn sẽ có rất nhiều người thổn thức. Trong nguyên tác, hai nhân vật này vốn không hề có chút tình cảm nam nữ nào thực sự đáng chú ý. Thế nhưng, khi phân tích sâu mới nhận thấy sợi dây tình cảm vô hình được Kim Dung chủ ý vạch ra.
A Châu vốn là một trong hai nữ a hoàn của Mộ Dung Phục, bên cạnh A Bích. Nhưng, việc A Châu có thầm thương trộm nhớ Mộ Dung Phục hay không vẫn luôn dấy lên những tranh luận khá sôi nổi của người hâm mộ. Trước khi gặp Kiều Phong, trong suy nghĩ của nàng luôn thề trung thành phục vụ Mộ Dung Phục công tử.
A Châu thông minh và nhạy cảm cũng thừa hiểu, người chị em của nàng là A Bích đã yêu thầm Mộ Dung Phục. Không nên coi A Châu là một a hoàn đơn thuần giống như A Bích, bởi trong mắt Mộ Dung Phục, nàng không khác nào một người đại diện cho trong nhà họ Mộ.
Đặc biệt những khi công tử đi vắng, nàng thường đứng ra có nhiệm vụ tiếp khách. Thậm chí, khi A Bích bị Bao Bất Đồng đùa cợt, A Châu không ngần ngại tới giải vây, trách móc Bao Bất Đồng. Hay lúc trong rừng hạnh, giữa đám anh hào giang hồ, chỉ có miệng lưỡi mềm dẻo của A Châu mới dám lên tiếng.
Trong buổi đầu gặp gỡ Kiều Phong, trong tim A Châu đã có sự so sánh giữa Mộ Dung Phục và bang chủ Cái bang. Ngoài ra, trong lần cải trang thành một nhà sư Thiếu Lâm, A Châu đã lén ăn cắp võ công Dịch Cân Kinh của phái này cho Mộ Dung Phục. Hành động này đã thể hiện, những gì nàng nguyện làm tất cả vì công tử.
Có người cho rằng, A Châu và A Bích giống như những nàng vợ lẽ trong Hồng Lâu Mộng, được đối xử như những Tập Nhân, Tình Văn chốn Hồng Lâu gác tía. Thế nhưng, những chi tiết nhỏ trong phim đã đưa A Châu trở thành nhân vật có tình cảm sâu đậm và gắn bó sinh tử với nhân vật nam chính Kiều Phong. Mặc dù vậy cũng không thể loại bó yếu tố tình cảm còn mơ hồ mà rất có thể A Châu đã từng dành cho công tử Mộ Dung Phục của nàng trước đây.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Những cái nhất trong truyện Kim Dung

Sở thích nghiên cứu truyện Kim Dung nên sưu tầm những cái nhất của các truyện Kim Dung.
Tổng hợp được 50 cái nhất của truyện Kim Dung (sưu tầm từ các cuộc bình bầu trên mạng).

1. Bộ truyện hay nhất: Xạ Điêu Tam Bộ Khúc gồm Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký (nếu không tính gộp thì không thể tìm ra bộ hay nhất vì mỗi bộ có cái hay riêng, sở trường riêng, mỗi người một ý. Nhưng môt khi Kim Dung đã hợp nhất 3 siêu phẩm kinh điển trên thì Xạ Điêu Tam Bộ Khúc chính là đỉnh nhất của cả thế giới kiếm hiệp chứ không phải mỗi Kim Dung, thử hỏi còn gì đồ sộ và toàn diện hơn khi mỗi tuyệt tác trong 3 cái đó thôi mà đã thuộc top truyện hay nhất không kém gì Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ và chúng có liên kết chặt chẽ với nhau).

2. Uyên bác nhất: Hoàng Dược Sư (trên thông thiên văn, dưới tường địa lý).

3. Nữ nhân đẹp nhất: Tiểu Long Nữ.

4. Ứng biến tài nhất: Vi Tiểu Bảo.

5. Quái dị nhất: Sát Nhân Danh Y Bình Nhứt Chỉ.

6. Háo võ nhất: Cưu Ma Trí.

7. Trẻ con nhất: Chu Bá Thông.

8. Nghiện rượu nhất: Lệnh Hồ Xung.

9. Đa tình nhất: Đoàn Chính Thuần (không ai tranh được với ông này vì quá nhiều ghẹ, đi đâu cũng có).

10. Câu nói ấn tượng nhất: Con bà nó (Vi Tiểu Bảo - Lộc Đỉnh Ký).

11. Hồ đồ nhất: Đào Cốc Lục Tiên.

12. Chết lãng nhất: Tây Độc Âu Dương Phong, Bắc Cái Hồng Thất Kông.

13. Xấu xí nhất: Du Thản Chi.

14. Bộ truyện phong tình nhất: Lộc đỉnh ký.

15. Bộ truyện viết về tình yêu hay nhất: Thần điêu hiệp lữ.

16. Mối tình bi thảm nhất: Tiêu Phong và A Châu.

17. Mối tình kỳ lạ: Vi Tiểu Bảo và 7 vợ (7 em chung sống hòa thuận \m/).

18. Võ công tệ nhất: Thái Nhạc Tứ Hiệp (Uyên Ương Đao).

19. Dâm nhất: Điền Bá Quang (Vạn lý độc hành - Hái Hoa Tặc).

20. Thông minh nhất: Hoàng Dung.

21. Tiểu nhân nhất: Công Tôn Chỉ.

22. Không xuất hiện nhưng tiếng tăm nhất: Độc cô cầu bại.

23. Bộ truyện khung cảnh lớn nhất: Thiên Long Bát Bộ.

24. Bất hiếu nhất: Dương Khang.

25. Khùng nhất: Cô khùng (Cô Ngốc) - Anh Hùng Xạ Điêu.

26. Ngông cuồng nhất: Nhậm Ngã Hành.

27. Kém thông minh nhất: Thạch Phá Thiên.

28. Bộ truyện chỉnh sửa kết cục nhiều nhất: Thiên Long Bát Bộ.

29. Lãng tử nhất: Lệnh Hồ Xung.

30. Lưu manh nhất: Vi Tiều Bảo.

31. Câu hỏi khoai sắn nhất: hỡi thế gian tình là chi (ai trả lời được chết liền). :th_82:

32. Nhân vật đau khổ nhất: Địch Vân (Liên Thành Quyết).

33. Nhân vật tên xấu nhất: Cẩu Tạp Chủng.

34. Chiêu thức bị ghét nhiều nhất: Hấp Tinh đại pháp.

35. Gay nhất: Đông Phương Bất Bại.

36. Cặp đôi kinh điển nhất: Dương Quá - Tiểu Long Nữ.

37. Nghịch ngợm nhất: Kiến Ninh.

38. Nhân vật nữ đáng thương nhất: Nghi Lâm hoặc Quách Tường.

39. Dại gái nhất: Du Thản Chi.

40. Nguỵ quân tử nhất: Nhạc Bất Quần.

41. Cái chết đau lòng nhất: Tiêu Phong (thật đáng tiếc một thân anh hùng mà vùi nơi hiểm địa).

42. Nam chính háo sắc nhất: Vi Tiểu Bảo.

43. Mưu mẹo nhất: Triệu Mẫn.

44. Đánh đàn giỏi nhất: Nhậm Doanh Doanh.

45. Ngoan nhất: Song nhi.

46. Nữ nhân thanh khiết nhất: Tiểu Long Nữ (đừng hỏi tại sao mất zin mà vẫn được xếp là thanh cao nhất, đọc truyện tự hiểu).

47. Nhậu chiến nhất: Lệnh Hồ Xung (cái này nữ đừng nên nhưng nam thì cần học tập).

48. Hiền lành nhất: Tiểu Chiêu.

49. Kiếm khủng nhất: Huyền thiết trọng kiếm.

50. Đao khủng nhất: Đồ Long Đao.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Kiều Phong - khát vọng của tự do

Trong 12 bộ võ hiệp tiểu thuyết của Kim Dung, tôi yêu nhất bộ Thiên Long bát bộ. Trong những nhân vật của Thiên Long bát bộ, tôi yêu nhất nhân vật Tiêu Phong (tức Kiều Phong), người anh hùng Khất Đan. Và trong cả chục ngàn nhân vật do Kim Dung dựng lên, tôi chọn Kiều Phong như một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng.

Văn chương tiểu thuyết không phải là văn chương báo chí. Một tác phẩm tiểu thuyết ra đời là nhằm gởi đến người đọc một thông điệp. Các thông điệp ấy đôi khi ẩn tàng đâu đó trong tác phẩm đến nỗi một người đọc với thái độ lơ là của khách qua đường không thể nhận ra nó. "Ý tại ngôn ngoại" luôn luôn là một thực tế trong sáng tạo văn học. Tôi yêu tác phẩm Kim Dung vì yếu tố "ý tại ngôn ngoại" phong phú. Tất cả tư duy của những nhân vật lớn trong tác phẩm Kim Dung đều tập trung vào 3 định đề: cuộc sống, tình yêu và cái chết. Kiều Phong là một nhân vật lớn như vậy.
Tác giả Kim Dung không vội vàng đẩy Kiều Phong ra đầu truyện. Không. Trong 13 chương đầu của Thiên Long bát bộ, ta chỉ gặp hình ảnh của một anh nho sinh trẻ Đoàn Dự, vương tử nước Đại Lý, một tay dại gái si tình bị bắt cóc đưa từ Đại Lý xuống Giang Nam. Phải đợi đến khi theo gót chân du tử của Đoàn Dự, ta mới bắt gặp một "Hán tử thô hào, mặt vuông tai lớn", tuổi trạc 30, đôi mắt sắc như dao, ngồi uống rượu chịu trên tửu lâu bên thành Vô Tích. Thoáng nhìn nhân vật đó, Đoàn Dự đã nhận định: "Hán tử này nhất định là tráng sĩ của đất Yên, Triệu. Miệt Giang Nam quyết không thể có được nhân vật như thế này". Nhận định ban đầu của nho sinh trẻ thật chuẩn xác. Con người thô hào ấy chính là Kiều Phong, bang chúa Cái bang.
Kiều Phong đang độ tuổi 30, cái tuổi phát triển rực rỡ nhất của đời người; lại làm Bang chúa cái bang, một bang hội lớn nhất võ lâm Trung Quốc. Với cương vị đó, gã hán tử mặt vuông tai lớn phải hành động rất cẩn trọng, rất chín chắn vì một quyết định, nhận định vội vàng của ông sẽ dẫn đến sai lầm, liên hệ đến mối nguy vong của hàng triệu hào khách võ lâm Trung Nguyên. Ngay đến khi ra đòn đánh nhau với kẻ địch, Kiều Phong cũng tính toán sao cho chỉ đánh một đòn mà khống chế được ngay đối thủ. Phía trong con người thô hào ấy ẩn tàng một bộ óc thông minh và những tính toán chuẩn xác.
Người anh hùng Kiều Phong luôn luôn tự hào mình thuộc dòng dõi Hán tộc. Làm bang chúa Cái bang, ông chỉ có một mơ ước: tiêu diệt quan xâm lăng Khất Đan mà ông thường gọi bằng cái tên khinh bỉ "bọn Liêu cẩu", chống lại quân Tây Hạ, giữ gìn hào bình cho người Hán, bảo vệ sự trọn vẹn của võ lâm Trung Hoa. Và chính niềm mơ ước đó đã trở thành bi kịch trong đời Kiều Phong.
Một nhóm đệ tử Cái bang, dưới sự chỉ huy của Thập phương tú tài Toàn Quan Thanh và Ôn thị, vợ của phó bang chúa Mã Đại Nguyên (đã chết), nổi lên chống lại Kiều Phong. Toàn Quan Thanh chống Kiều Phong chỉ để leo lên cái ghế quyền lực. Ôn thị lại chống Kiều Phong chỉ để trả thù. Vốn mụ là phụ nữ lẳng lơ, lại bị chứng bạo dâm. Mụ đã có chồng nhưng vẫn quan hệ tình dục với Đoàn Chính Thuần, em ruột vua Đại Lý rồi với Bạch Thế Kính, Chấp pháp trưởng lão Cái bang. Trong một lần đi dự Bách hoa đại hội, ai cũng dòm ngó đến tấm nhan sắc tương đẹp của Ôn thị. Duy chỉ có Kiều Phong nghĩ rằng Ôn thị là vợ của thuộc hạ mình, phải giữ lễ nghi. Ông chỉ ngó sơ Ôn thị một cái rồi thôi. Thái độ hững hờ đó làm cho Ôn thị nổi giận và thề sẽ trả thù. Mụ mượn tay tình nhân Bạch Thế Kính xuống tay giết chồng mình, vu cáo Kiều Phong giết Mã Đại Nguyên vì Mã Đại Nguyên biết rõ Kiều Phong không thuộc Hán tộc mà chính là người Khất Đan.
Sự thật, Kiều Phong đúng là người Khất Đan, nhưng câu chuyện ấy đã trôi qua 30 năm, chẳng ai muốn nhắc đến nữa, bởi Kiều Phong đã được Hán hoá từ thể chất đến tinh thần. Ban đầu thì Kiều Phong cho rằng đó chỉ là lời vu cáo thiếu bằng chứng. Nhưng khi nhân chứng chính, nhà sư Trí Quan, xuất hiện và xác nhận, ông đành phải rời bỏ chức vụ Bang chúa Cái bang ra đi và cảm thấy nhục nhã vì mình mang dòng máu Khất Đan.
Cuộc sống đưa đẩy khiến ông làm quen và kết bạn với A Châu, một cô gái Hán nhân dịu dàng. A Châu trở thành tình yêu, lẽ sống, người bạn tri âm của Kiều Phong. Khi ra Nhạn Môn Quan xác định lại lai lịch của mình, Kiều Phong mới biết được mình vốn họ Tiêu – Tiêu Phong, rằng mình đã từng chống lại tổ tiên, dân tộc mình. Tuy nhiên, cái mặc cảm dòng máu Khất Đan thấp hèn và gian ác chưa phai trong con người ông. A Châu đã khuyên ông: "Làm người Khất Đan thì có gì là xấu xa? Làm người Hán thì có gì là cao quý? Người Khất Đan hay người Hán thì vẫn có kẻ tốt, người xấu, đại gia buồn phiền làm chi". Chính lời nói đó đã giúp Tiêu Phong nhận ra quan điểm dân tộc hẹp hòi của mình bấy lâu nay. Và sự tiến bộ trong quan điểm dân tộc của Tiêu Phong chính là sự tiến bộ trong quan điểm dân tộc của Kim Dung.
Như ta biết, người Trung Hoa xưa vốn coi các dân tộc khác là bốn rợ (tứ di). Cái nhìn của họ đối với các dân tộc Mông, Tạng, Hồi, Khất Đan, Tây Hạ... rất khinh bỉ. Ngay chính trong Liên thành quyết, Kim Dung cũng không giấu được cái nhìn khinh bỉ đó. Chỉ đến Thiên Long bát bộ, ông mới xác nhận rằng người Khất Đan, Nữ Chân, Tây Hạ là những giống loài bình đẳng như bao giống loài khác.
Khát vọng tự do của Kiều Phong thể hiện rất rõ khi ông bàn với A Châu rằng làm xong vài việc ở Trung Quốc, ông sẽ đưa nàng về Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ, sống đời ung dung khoái hoạt. Thế nhưng, một bi kịch khác xảy ra với đời ông làm tiêu tan khát vọng ấy: ông lỡ xuống tay đánh chết A Châu, đánh chết tình yêu và nguồn sống của chính mình.
A Châu có một cô em cực kỳ gian ngoan ác độc là A Tử, đệ tử Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu. Trước khi nhắm mắt, A Châu đã nhờ ông chăm sóc, bảo vệ cho A Tử. Thế là từ đó bên cạnh một Tiêu Phong thẳng thắn, anh hùng lại có thêm một A Tử lưu manh, giảo hoạt; cả hai đi kèm nhau như bóng với hình. Cuộc đời thật lắm nỗi hoạt kê!
Đúng là Kiều Phong đã đưa A Tử về bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ và chữa bệnh cho cô. Ông kết bạn với Hoàn Nhan A Cốt Đả (sau này trở thành Hoàng đế Đại Kim), trở thành người bạn của bộ lạc người Nữ Chân. Nhờ vào một sự tình cờ, ông cứu được Gia Luật Hồng Cơ, hoàng đế Đại Liêu. Hồng Cơ thật sự hạnh phúc khi khám phá được con người Khất Đan anh hùng lẫm liệt như Tiêu Phong. Ông nhận Tiêu Phong làm em kết nghĩa và phong cho Tiêu Phong làm Nam viện đại vương, cai quản toàn bộ binh lực Đại Liêu. Thế là từ một Hán tử thô hào, một tên Liêu cẩu man rợ, Tiêu Phong thoắt trở thành nguyên soái, nắm trong tay sức mạnh quân sự của một vương quốc khả dĩ đối địch với triều Tống.
Hơn ai hết, A Tử là người đầu tiên khuyên Tiêu Phong đưa quân qua Nhạn Môn Quan, làm cỏ hết bọn Cái bang cùng bọn quần hào Trung Quốc. Tiêu Phong đã cảnh cáo A Tử về ý nghĩ tàn bạo đó. Ông vẫn nhớ ơn người Trung Quốc, nơi ông đã lớn lên, được học hành, trở thành con người. Và ông chủ trương không gây hấn với Trung Quốc, sống hoà bình cho trăm họ an cư lạc nghiệp. Ông nghiêm cấm thuộc hạ không được cướp bóc tài vật, bắt người từ đất Trung Quốc đưa về.
Nhưng Gia Luật Hồng Cơ thì không nghĩ vậy. Gia Luật Hồng Cơ tin rằng binh lực nước Liêu đủ sức vượt qua Nhạn Môn Quan, đánh vào Lạc Dương để bắt sống tên hôn quân Triệu Hú (Tống Triết Tông). Với ý nghĩ đó, Gia Luật Hồng Cơ ra lệnh cho Tiêu Phong tiến đánh Trung Quốc.
Nhận lệnh hành quân, Tiêu Phong quyết đoán thật nhanh: không thể lấy nỗi đau của hai nước Tống – Liêu, không thể lấy sinh mạng của hàng triệu quân sĩ để làm nấc thang hạnh phúc cho mình và thỏa mãn khát vọng trả thù của Gia Luật Hồng Cơ. Vả chăng, ông là người khát vọng tự do, không hề thiết tha tới quyền lực. Cách từ chối hay nhất là của Kiều Phong là treo ấn trả lại cho Đại Liêu hoàng đế và cùng A Tử trốn đi. Mưu kế ấy bị Hồng Cơ khám phá được và gài bẫy để bắt giam giữ Tiêu Phong.
Nguồn tin Tiêu Phong bị bắt giữ vì chống lệnh hành quân, mưu cầu hoà bình cho trăm họ khiến quần hùng Trung Quốc nhận ra được bản chất thật thà, trung hậu, tốt đẹp của Tiêu Phong. Họ huy động lực lượng Cái bang, cung Linh Thứu và nước Đại Lý vượt qua Nhạn Môn Quan để giải thoát cho Tiêu Phong. Họ đưa ông về đến Nhạn Môn Quan thì cửa thành không mở vì truy binh Khất Đan đã áp sát chân thành. Hư Trúc và Đoàn Dự bắt sống Gia Luật Hồng Cơ trước trận và buộc Hồng Cơ chuộc mạng bằng một lời hứa vĩnh viễn không bao giờ đưa quân Liêu xâm lăng Trung Quốc. Hồng Cơ đã long trọng hứa lời hứa danh dự và nhận được lời hứa đó, Kiều Phong coi là một hạnh phúc. Ông sử dụng quyền tự do cuối cùng của mình: tự tử trước Nhạn Môn Quan để tạ tội với Gia Luật Hồng Cơ.
Bầu trời bao la, đất đai vạn dặm nhưng Tiêu Phong không tìm ra được chỗ để quay về. Về với Trung Quốc ư? Ông chỉ là một tên chó Liêu mọi rợ. Về với Liêu Quốc ư? Ông chỉ là bề tôi bất trung, đã chống lệnh vua lại làm cho nhà vua mất mặt trước ba quân. Về mặt tinh thần, A Châu chết rồi, tâm hồn ông không còn nơi nương tựa nữa. Đoàn Dự có thể yêu một lúc năm, sáu người thiếu nữ nhưng Kiều Phong chỉ yêu có mỗi một A Châu. Còn quyền lực, chức vụ, danh vọng không phải là nơi nương tựa. Kiều Phong đi tìm tự do. Ông đành chọn giải pháp cuối cùng - tự tử - để hoàn thành khát vọng tự do của chính mình. Ở chừng mực nào đó, cái chết của Kiều Phong là biểu hiện chủ nghĩa hư vô cực đoan nhưng nếu ta đi cùng với ông trong suốt Thiên Long bát bộ của Kim Dung thì ta mới thấy được giải pháp đó là con đường tất yếu.
A Tử đui mù đã giành bồng lấy Kiều Phong và cùng với ông rớt xuống vực sâu muôn trượng. Mấy mươi năm trước, cha ông đã bồng mẹ ông nhảy xuống nơi ấy. Mấy mươi năm sau, một cô bé gọi ông là tỷ phu (anh rể) bồng ông nhảy xuống. Sự trùng hợp của lịch sử sao mà bi thương đến vậy!
Tiêu Phong tức Kiều Phong là một nhân vật sống nhất trong những nhân vật sống, là một nhân vật có vấn đề nhất trong những nhân vật có vấn đề của Kim Dung. Có thể nói Kim Dung rất thành công khi xây dựng nhân vật Tiêu Phong - người anh hùng Khất Đan trong sáng, tiêu biểu cho những cái đẹp của con người. Và rõ ràng, Kim Dung nói với chúng ta rằng cái đẹp nhất khó có thể tồn tại giữa đời lăng xăng bát nháo này. Cái đẹp nhất phải chết. Chỉ còn lại trên đời cái tầm thường vớ vẩn, những loài cỏ đuôi chó, những điều không đẹp mấy.
Hoặc giả, giải quyết cho cái đẹp nhất chết đi cũng là một cách hướng con người luôn nuôi khát vọng đi tìm cái đẹp?
-trích từ-
VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Kiều Phong - Khát vọng của tự do

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Những cặp đôi ngang trái trong Thiên long bát bộ

Những chuyện tình bi đát và ngang trái nhất trong "Thiên long bát bộ" không phải người hâm mộ nào cũng biết rõ tường tận.
Chuyện tình Kiều Phong, A Châu
Thiên long bát bộ không chỉ được biết đến bởi sự đa dạng của các môn phái võ công, những trận đánh "long trời lở đất" mà cuộc tình của các cặp đôi thanh mai trúc mã cũng khiến người hâm mộ nhớ mãi không quên.
Ngoài những cuộc tình đẹp của Kiều Phong - A Châu, Đoàn Dự - Vương Ngữ Yên, Hư Trúc - Tây Hạ công chúa,có lẽ ít người biết đến tình yêu của các nhân vật khác. Đó là những mối tình đơn phương, tình ngang trái hay tình thù hận... đã điểm xuyết cho đủ các khía cạnh của chữ "Tình" trong tác phẩm của Kim Dung.
Vương Ngữ Yên và Mộ Dung Phục
Đoàn Dự luôn tôn thờ Vương Ngữ Yên như một nàng tiên vô cùng tinh khiết, cao vời. Trong khi Thần tiên tỷ tỷ lại dành tình cảm sâu sắc và chung tình cho anh họ - Mộ Dung Phục. Nàng ngày đêm dốc sức rèn luyện võ công vì biểu ca, thuộc làu mọi kinh sách bí quyết võ công trong thiên hạ với hy vọng giúp Mộ Dung Phục hoàn thiện kỹ năng của mình.
Mộ Dung Phục và Vương Ngữ Yên trong phiên bản Thiên Long bát bộ 1997 của Lý Nhược Đồng và Trương Quốc Cường.
Vương Ngữ Yên (Trần Ngọc Liên) và biểu ca Mộ Dung Phục (Thạch Tu) trong Thiên long bát bộ 1983.
Đổi lại là sự lạnh lùng của Mộ Dung Phục dành cho Vương Ngữ Yên, bởi ngay cả khi nàng có ý định tự tử, chàng vẫn tỏ ra thờ ơ như không hề hay biết. Chỉ đến khi có sự kiện kén tuyển phò mã Tây Hạ, Vương Ngữ Yên mới sực tỉnh ngộ.
Ngoài ra, lúc Đoàn Dự bị Mộ Dung Phục đẩy xuống giếng sâu, Vương Ngữ Yên càng thêm thấm thía và nhận ra rằng, biểu ca chưa bao giờ yêu nàng. Chính vì vậy, Vương Ngữ Yên đã quyết gieo mình xuống giếng tự sát cùng công tử Đại Lý Đoàn Dự.
Một người mang sứ mệnh phục quốc như Mộ Dung Phục, rút cục có tình cảm với Thần tiên tỷ tỷ hay không? Điều này từng dấy lên không biết bao cuộc tranh luận của người hâm mộ.
Mộ Dung Phục muốn gần gũi Vương Ngữ Yên chỉ với ý đồ lùng thám cho được 7 trong 8 cuốn Tiểu Vô Tướng Công mà nàng từng ăn cắp được ở Lang Hoàn Ngọc Động tại Mạn Đà Sơn Trang. Thế nhưng, từ những ngày cả hai gần gũi bên nhau có thể nhận thấy, chàng luôn sốt sắng và quan tâm đến sự an nguy của Vương Ngữ Yên.
Một chi tiết khác có thể chứng minh Mộ Dung Phục không phải hoàn toàn lạnh lùng với Thần tiên tỷ tỷ là lần hắn giả mạo võ sĩ Tây Hạ bên Thái Hồ. Khi gặp Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên cùng chạy trốn, Mộ với bề ngoài giả danh đã ôm trầm lấy Vương Ngữ Yên. Vì quá ghen tuông nên hắn đã ra tay ẩu đả với Đoàn Dự.
Tình cảm gần gũi và khoảnh khắc đẹp của Thần tiên tỷ tỷ (Lưu Diệc Phi) và Mộ Dung Phục (Tu Khánh) phiên bản 2003.
Tình cảm táo bạo giữa Vương Ngữ Yên (Trương Mông) và Mộ Dung Phục (Tống Phong Nham) trong phiên bản Tân thiên long bát bộ 2013.
Cách biệt và chua xót ngần ấy năm, trong lòng luôn chất chứa sự tủi hờn nơi Tây Vực, khiến Mộ Dung Phục khôn nguôi nhớ đến cô em họ. Hắn từng quở trách nàng, còn hỏi trái tim nàng rút cục dành cho ai?
Khi công chúa Tây Hạ hỏi Mộ Dung Phục ba câu, hắn từng cảm thán màn trả lời rằng: "Có người đem lòng yêu tôi, nhưng không có người yêu tôi hết lòng". Đó có thể coi như một sự luyến tiếc và xót xa mà Mộ Dung Phục luôn giấu kín trong lòng, nhưng người hâm mộ vẫn nhận thấy ở hắn một thứ tình yêu sâu kín dành cho Vương Ngữ Yên.
Về phía Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự, sau khi sống sót và thổ lộ tình yêu của cả hai dành cho nhau, cặp đôi đã cùng rời khỏi giếng một cách an toàn. Lúc này, Mộ Dung Phục mới nhớ đến tháng ngày bên Vương Ngữ Yên.
Từng đợt sóng lòng trong hắn cứ dâng lên, vỗ dồn dập không nguôi về một thời được sát cánh cùng Thần tiên tỷ tỷ. Dù khoảnh khắc hồi tưởng chỉ diễn ra trong phút chốc, cũng đủ làm lộ rõ tấm chân tình Mộ Dung Phục đang hướng về Vương Ngữ Yên. Từ đó cho thấy, Mộ Dung Phục yêu mến và quan tâm tới Thần tiên tỷ tỷ đến nhường nào.
Tuy nhiên, tinh thần và ý chí phục quốc trong hắn ngày một mạnh mẽ hơn, đã lấn át và cướp mất tình cảm thuần khiết ban đầu trong con người Mộ Dung Phục, để rồi hắn chỉ biết điên cuồng lao vào giấc mộng phục quốc.
A Bích và Mộ Dung Phục
A Bích là một trong hai hầu gái của Mộ Dung Phục, sống ở Cầm Vận Tiểu Trúc, kế nghiệp Cầm Tiên Kha Quảng Lăng. Nàng có giọng nói mềm mại, tướng mạo diễm lệ, thích mặc màu xanh và giỏi đàn hát.
A Bích qua tạo hình của Vương Y phiên bản 2003.
Chuyện tình cảm A Bích (Hoa Kiều) và Mộ Dung Phục (Tống Nham Phong) vẫn gây nhiều tranh cãi đối với người hâm mộ.
Trong Thiên long bát bộ, những chi tiết khắc họa về nhân vật A Bích không nhiều, đặc biệt tình tiết nói về chuyện tình giữa A Bích với Mộ Dung Phục lại càng hiếm hơn.
Ví dụ một đoạn trong nguyên tác có đoạn Chung Linh hỏi Đoàn Dự: "Ca ca, ca có nhớ Vương cô nương chứ?". Đoàn Dự trả lời: "Một chút chứ không phải hoàn toàn!". Những fan hâm mộ của tiểu thuyết này đều thừa hiểu, trong lòng Đoàn Dự nghĩ gì, ngoài Vương Ngữ Yên còn có người đẹp A Bích ở Thái Hồ là biết rõ nhất.
A Bích xuất hiện không nhiều, cũng không có gia thế lẫn người ra sinh vào tử như A Châu. Tuy nhiên, cái kết của A Bích lại trở thành khoảnh khắc đẹp nhất của Thiên long bát bộ:
"A Bích mặc bộ áo màu xanh nhạt, cô cầm chiếc bánh đường từ trong giỏ chia cho bọn trẻ và khen đứa nào cũng ngoan, rồi hứa ngày mai lại đến và mang bánh đường cho chúng ăn. Giọng nàng nức nở, từng giọt lệ thánh thót xuống chiếc giỏ".
Đoạn miêu tả trên thực sự khiến nhiều độc giả cũng như khán giả phiên bản Thiên long bát bộ 1997 đều ấn tượng và nhớ mãi. Ngay đến tác giả Kim Dung cũng từng thừa nhận, hai nhân vật nữ ông yêu mến nhất trong số các tác phẩm của mình là Tiểu Chiêu và A Bích.
A Châu và Mộ Dung Phục
Nếu để Mộ Dung Phục và A Châu yêu nhau, chắc chắn sẽ có rất nhiều người thổn thức. Trong nguyên tác, hai nhân vật này vốn không hề có chút tình cảm nam nữ nào thực sự đáng chú ý. Thế nhưng, khi phân tích sâu mới nhận thấy sợi dây tình cảm vô hình được Kim Dung chủ ý vạch ra.
A Châu vốn là một trong hai nữ a hoàn của Mộ Dung Phục, bên cạnh A Bích. Nhưng, việc A Châu có thầm thương trộm nhớ Mộ Dung Phục hay không vẫn luôn dấy lên những tranh luận khá sôi nổi của người hâm mộ. Trước khi gặp Kiều Phong, trong suy nghĩ của nàng luôn thề trung thành phục vụ Mộ Dung Phục công tử.
Mộ Dung Phục (Thạch Tu) khi còn ở cạnh bên a hoàn A Châu (Huỳnh Hạnh Tú).
A Châu thông minh và nhạy cảm cũng thừa hiểu, người chị em của nàng là A Bích đã yêu thầm Mộ Dung Phục. Không nên coi A Châu là một a hoàn đơn thuần giống như A Bích, bởi trong mắt Mộ Dung Phục, nàng không khác nào một người đại diện cho trong nhà họ Mộ.
Đặc biệt những khi công tử đi vắng, nàng thường đứng ra có nhiệm vụ tiếp khách. Thậm chí, khi A Bích bị Bao Bất Đồng đùa cợt, A Châu không ngần ngại tới giải vây, trách móc Bao Bất Đồng. Hay lúc trong rừng hạnh, giữa đám anh hào giang hồ, chỉ có miệng lưỡi mềm dẻo của A Châu mới dám lên tiếng.
Trong buổi đầu gặp gỡ Kiều Phong, trong tim A Châu đã có sự so sánh giữa Mộ Dung Phục và bang chủ Cái bang. Ngoài ra, trong lần cải trang thành một nhà sư Thiếu Lâm, A Châu đã lén ăn cắp võ công Dịch Cân Kinh của phái này cho Mộ Dung Phục. Hành động này đã thể hiện, những gì nàng nguyện làm tất cả vì công tử.
Có người cho rằng, A Châu và A Bích giống như những nàng vợ lẽ trong Hồng Lâu Mộng, được đối xử như những Tập Nhân, Tình Văn chốn Hồng Lâu gác tía. Thế nhưng, những chi tiết nhỏ trong phim đã đưa A Châu trở thành nhân vật có tình cảm sâu đậm và gắn bó sinh tử với nhân vật nam chính Kiều Phong. Mặc dù vậy cũng không thể loại bó yếu tố tình cảm còn mơ hồ mà rất có thể A Châu đã từng dành cho công tử Mộ Dung Phục của nàng trước đây.
St.http://www.baomoi.com/

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Dương Quá - Tiểu Long Nữ

Vì sao từ Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản… cho đến Việt Nam đều bình chọn mối tình đẹp nhất trong tiểu thuyết của Kim Dung chính là mối tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ? Chẳng lẽ tình yêu của Quách Tĩnh với Hoàng Dung không đẹp sao? Hay tình yêu mà Lệnh Hồ Xung dành cho Nhậm Doanh Doanh là chưa đủ, vả chăng trong tim của Trương Vô Kỵ vẫn còn có bóng hình nàng Chu?… Hay những mối tình đơn phương là không xứng đáng?
Không phải thế! Tình yêu của họ đều xuất phát từ sự ngưỡng mộ, chia sẽ và đồng cảm, luôn tin tưởng tôn trọng và thuỷ chung, luôn bảo vệ tình yêu trước những rào cản tác động bên ngoài, và tất cả đều vượt qua những chướng ngại đó, ngày càng làm sâu đậm thêm tình cảm đôi bên dành cho nhau. Thế thì ở Dương Quá – Tiểu Long Nữ còn có gì khác hơn mà ai ai cũng ưu ái lựa chọn? Theo tôi bởi ???
Câu trả lời đầu tiên cho dấu chấm hỏi thứ nhất, vì ở tình yêu ấy mang quá nhiều hy sinh. Cả Dương Quá – Tiểu Long Nữ đều sống vì người khác chứ không sống cho bản thân mình. Những tưởng lúc tuổi trẻ bốc đồng Dương Quá chưa hiểu chuyện nam nữ tư tình, chỉ vì chí khí nam nhi mà xả thân quyết sinh tử cùng sư phụ nhưng mãi cho đến mười sáu năm cách biệt mà tấm lòng thủy chung vẫn không hề thay đổi. Niềm đau khổ dâng lên tột cùng khi nghĩ rằng Tiểu Long Nữ đã chết 16 năm về trước để Dương Quá được sống trong bình yên. Nắm xương tàn của nàng đã vùi nơi đáy cốc ra tro từ thưở nào, mà mình thì cứ ngây ngô tận bây giờ mới hiểu. Những suy nghĩ của Dương Quá lúc bấy giờ chính là điều mà Tiểu Long Nữ lo lắng khi khắc dòng chữ “Mười sáu năm sau gặp tại đây. Phu Thê tình thâm, đừng bội tín. Tiểu Long Nữ gửi phu quân Dương lang, ngàn lời trân trọng, cầu mong gặp lại.”
Nàng mong sao nỗi tương tư sẽ dần nguôi ngoai theo ngày tháng không làm tổn thương Quá nhi của nàng như bây giờ nữa. Tiểu Long Nữ hy vọng:
16 năm sẽ vừa cho nỗi nhớ
16 năm sẽ được sự bình yên
16 năm mong tình cảm nhạt dần
16 năm không đau lòng tuyệt vọng.
Không phải vô tình mà Kim Dung hư cấu Tình hoa vào câu chuyện lại mô phỏng y như một tình yêu phải trải qua từng cung bậc thăng trầm của nó.
Đoá Tình Hoa rực rỡ hương ngào ngạt
Nhụy Tình Hoa ngọt lịm chợt đắng ngay
Gai Tình Hoa mang chất độc nát lòng,
Quả của nó không bao giờ đoán được.
Ông để hoa Tình xuất hiện ở Tuyệt Tình Cốc thật hay và nạn nhân “chết” vì độc Tình hoa tưởng kẻ vô tình hoá ra là người hữu ý nhất-Lý Mạc Sầu.
“Hỡi thế gian tình là chi vậy?
Mà đôi lòng nguyện sống chết cùng nhau
Trời Nam Đất Bắc đôi ngã cách,
Một dãy sông dài lặng lẽ thay….”*
Lời kết cho mối tình đơn phương độc đoán của Lý Mạc Sầu cũng làm tôi bồi hồi khi đọc. Vẫn còn nhớ lần đầu tiếp xúc với tác phẩm Kim Dung là bộ phim Thần Điêu Đại Hiệp do Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên vào vai Dương Quá-Tiểu Long Nữ lúc đấy tôi chưa hiểu lắm về mấy câu thơ trên, sau này có dịp đọc lại tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ tôi mới cảm nhận hết ý tứ trong từng câu thơ ấy.
Những tưởng Tình hoa đã bị thiêu là hết nhưng nó vẫn dày vò trong những trái tim thổn thức yêu đương. Trong đời hẳn không chỉ một lần bạn gặp “Tình hoa”? Và vô ý bị “gai” Tình hoa “đâm” phải? khi “độc phát” bạn thấy lòng dễ chịu? Và thời gian để nguôi ngoai “vết thương” ấy có cảm nhận được như đứt từng đoạn ruột hay chăng? Nhưng Dương Quá không ăn cỏ đoạn trường để dứt tình với Tiểu Long Nữ mà ăn vì mong chờ ngày đoàn tụ cùng nàng, lòng si mê Tiểu Long Nữ không hề nguội lạnh trong 16 năm. Tiểu Long Nữ không ngờ 16 năm sau Dương Quá vẫn trọn vẹn tấm chân tình. Dương Quá đau khổ đến độ “tâm sầu bạch phát” khi chợt hiểu ra rằng “Than ôi Tiểu Long Nữ đã chết 16 năm về trước”. Tự trách móc, tự hờn dỗi, rồi bất lực khi Tiểu Long Nữ không xuất hiện để chàng được sống mười mấy năm làm trái tim Dương Quá tan nát. Tuyệt vọng chàng buông người rơi xuống Đoạn Trường Nhai.
16 năm luôn đợi chờ và hy vọng
16 năm chí khí lẫn hào hùng
16 năm mong 1 lần gặp lại
16 năm vẫn một dạ thủy chung.
“Bạn có thấy đau lòng không khi người ta mà yêu thương lại không thể cùng ta đi hết đoạn đường mà ta sẽ đi qua. Có nỗi đau nào lớn hơn nổi đau chẳng còn được nhìn thấy người mà ta yêu dấu một lần nữa trong đời. Sẽ chẳng phải là ta nữa khi không còn nàng sóng đôi! Với Dương Quá đó là mất tất cả, mọi thứ đều trở thành hư vô khi cuộc sống không mang về Tiểu Long Nữ. Tôi đã thầm cám ơn Kim Dung khi ông để nàng Long Nữ tái sinh. Đoạn kết bao giờ cũng có hậu trong tiểu thuyết của ông làm tôi hài lòng. Không như Cổ Long ông để Lý Tầm Hoan ôm mối hận tình chôn dấu tận tâm cang rồi uất ức mang xuống cửu tuyền!”**
Trả lời cho dấu chấm hỏi thứ hai là lòng khoan dung tha thứ. Chỉ có khi ta yêu người ấy hơn cả bản thân mình thì mới làm được điều này, Tiểu Long Nữ đã cảm kích biết bao khi cùng Dương Quá thành thân ở Cung Trùng Dương. Chẳng mấy ai trên đời có thể quên đi lỗi lầm của người thân mà không bao giờ khơi ngợi lại. Sự độ lượng trong tình yêu luôn mang lại nhiều điều cảm kích. Vả chăng khi chúng ta làm nên điều chi lầm lỗi cũng mong được một lần thứ tha!
Điều sau cùng là vì tình yêu ấy đẹp như một bức tranh ảo tưởng thần tiên mà con người hiện tại không bao giờ có. Có phụ nữ nào trên thế gian này ở mãi mãi tuổi thanh xuân mà không bao giờ lão hoá? Có người đàn ông nào trên thế giới này đang ở trên đỉnh cao danh vọng tức thì tìm đến cái chết khi nhận ra rằng người mình yêu đã không còn tồn tại cách đây nhiều năm? Là người Châu Á nếu gặp một phụ nữ hơn mình nhiều tuổi làm trái tim bạn đập liên hồi, bạn có dám yêu và dám cùng nàng vượt qua những thị phi thời hiện đại?
Tôi rất thích câu trả lời của Tiểu Long Nữ khi Dương Quá hỏi nàng …“nếu là Quách Phù thì cô Long sẽ chọn ai trong hai huynh đệ họ Võ”. Tiểu Long Nữ trả lời “ta chọn Quá nhi” Dương Quá tưởng Tiểu Long Nữ chưa rõ ý mình nên nhắc lại “không, ý Quá nhi là nếu cô Long là Quách Phù thì cô Long sẽ chọn ai trong hai huynh đệ họ Võ”. vẫn câu đấy nàng lặp lại “ta vẫn chọn Quá nhi”…
Một ai đó hướng bạn đi những bước đầu tiên trong cuộc sống; một ai đó xoa dịu lúc bạn vấp té bị đau; một ai đó chia sẽ những khoảng lặng trong tâm hồn lúc bạn bồn chồn; và một ai đó cùng bạn nhân đôi niềm vui khi cuộc sống ban tặng tiếng cười sảng khoái. Nếu đã có một ai đó như thế; ngay lặp tức hãy nói với ai đó rằng bạn yêu ai đó biết bao nhiêu.
Tôi chẳng phải là người xuất chúng như Dương Quá nên chẳng dám mong có được ý trung nhân thuần khiết thoát tục tựa nàng Tiểu Long Nữ thanh tao, và tôi cũng chẳng thể vì một ai đó mà từ bỏ cuộc sống này, vì tôi còn Mẹ và những người thân thuộc, nhưng tôi nguyện cùng ai đó đi hết quãng đường đời, nguyện cùng gánh những vui buồn trong cuộc sống, nguyện chia sẽ những đắng cay. Thế nhưng…
Như đã nói ở chủ đề chính “Ái tình trong tiểu thuyết Kim Dung” Thiết tha gì nữa khi đã có nàng trong vòng tay. Danh xưng trong ngũ tuyệt chẳng là gì so với 16 năm đợi chờ. Tôi là Dương Quá thì sẽ cùng nàng phiêu bạt khắp nơi. Vì giờ đây “..thiên hạ là của ai kia chứ?… Dương Quá này ngông cuồng đâu chỉ ngày hôm nay…”
“Chung Nam Sơn hậu
Hoạt Tử Nhân mộ
Thần Điêu Hiệp Lữ
Tiệt tích giang hồ.”
Có thể thấy Kim Dung hư cấu một tình yêu hoàn hảo như Dương Quá-Tiểu Long Nữ chỉ có thể tồn tại trong tưởng tượng, nhưng nó lại thỏa mãn được sự khao khát, ước ao vươn đến một tình yêu tinh khiết cao thượng nơi mỗi người, thế nên ta mới thấy tình yêu của họ là mối tình đẹp nhất!

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Đông Phương Bất Bại nào"xinh" nhất?

Đông Phương Bất Bại là một nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Trung Quốc Kim Dung. Đông Phương Bất Bại là một nhân vật đồng tính do luyện môn Quỳ Hoa bảo điển, giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo và là một đối thủ mà giáo chủ tiền nhiệm Nhậm Ngã Hành rất kính phục. Đông Phương Bất Bại có một mối tình đặc biệt với chàng trai Dương Liên Đình, cũng chính là nguyên nhân khiến Đông Phương Bất Bại bị Nhậm Ngã Hành cướp lại ngôi giáo chủ. Đông Phương Bất Bại nổi tiếng với môn võ côngQuỳ Hoa bảo điển.
Vai diễn nổi bật về Đông Phương Bất Bại là phim Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại do Lâm Thanh Hà thủ vai Đông Phương Bất Bại, Lý Liên Kiệt thủ vai Lệnh Hồ Xung. Nhân vật Đông Phương Bất Bại có tình yêu với Lệnh Hồ Xung.
Đông Phương Bất Bại là một trong những nhân vật quan trọng trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Ban đầu, Đông Phương Bất Bại là phó giáo chủ của Nhật Nguyệt Thần Giáo nhưng sau này đã lập kế chiếm ngôi gáo chủ của Nhậm Ngã Hành.

Tuy nhiên sau khi lên ngôi giáo chủ, Đông Phương Bất Bại lại mải mê luyện môn võ công Quỷ Hoa Bảo Điển và bỏ bê công việc của giáo phái. Không chỉ có vậy, khi luyện môn võ này, Đông Phương Bất Bại còn tự cung, trở thành người ái nam. Đông Phương Bất Bại từ đó thích trang điểm như con gái, trông như một mỹ nữ thực sự.

Trên màn ảnh, từng có rất nhiều diễn viên thể hiện vai diễn Đông Phương Bất Bại. Cùng ngắm xem tạo hình Đông Phương Bất Bại của nữ diễn viên nào xinh đẹp nhất.
Trần Kiều Ân 


Tạo hình đầu tiên của Đông Phương Bất Bại lấy tông màu đỏ làm chủ đạo. Không chỉ trang phục đỏ rực rỡ, môi của nhân vật cũng được đánh đỏ chót. Ngoài ra, còn có một tạo hình Đông Phương Bất Bại diện bộ đồ màu sắc nhã nhặn, trông vô cùng tuấn tú và một tạo hình khi trang điểm thành thiếu nữ xinh đẹp. Tuy những tạo hình này vẫn chưa thực sự làm hài lòng khán giả hâm mộ nhưng theo nhận định của phần đông thì dù sao vẫn đẹp hơn tạo hình của nữ chính  Nhậm Doanh Doanh
Lâm Thanh Hà 



Tiếu Ngạo Giang Hồ II: Đông Phương Bất Bại có sự góp mặt của nhiều gương mặt nổi tiếng như Lý Liên Kiệt, Lâm Thanh Hà, Lý Gia Hân và Quan Chi Lâm. Tuy không theo sát nguyên tác của Kim Dung nhưng bộ phim trên vẫn được đông đảo khán giả đón nhận. Tạo hình Đông Phương Bất Bại của Lâm Thanh Hà cũng được các fan đánh giá cao. 
Trịnh Tú Trân


Trong phiên bản truyền hình Tiếu Ngạo Giang Hồ năm 2000 do Mã Cảnh Đào và Phạm Văn Phương đóng chính, vai Đông Phương Bất Bại do người đẹp Singapore Trịnh Tú Trân hể hiện.

 Lưu Tuyết Hoa

Trong năm 2000, ngoài bản phim do Singapore sản xuất còn có tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ với sự tham gia của Nhậm Hiền Tề và Viên Vịnh Nghi. Vai diễn Đông Phương Bất Bại trong tác phẩm này do nữ diễn viên gạo cội Lưu Tuyết Hoa thể hiện.
Mao Uy Đào

Tuy có nhiều điểm khác với nguyên tác nhưng Tiếu Ngạo Giang Hồ (2001) của nhà chế tác Trương Kỷ Trung vẫn được đánh giá cao bởi dàn diễn viên diễn xuất tốt. Hóa thân thành Đông Phương Bất Bại trong tác phẩm này là nữ diễn viên Mao Uy Đào.